Viễn thị ở trẻ nhỏ và những điều bố mẹ nên lưu ý

Viễn thị ở trẻ nhỏ và những điều bố mẹ nên lưu ý

 

  • Viễn thị là gì?

 

Viễn thị (Hyperopia, Hypermetropia, Farsightedness) là một vấn đề thị giác phổ biến. Những người bị viễn thị có thể nhìn thấy những vật ở xa rất tốt, nhưng gặp khó khăn khi tập trung vào những vật ở gần.

Điều này được giải thích do sự bất thường của hệ thống khúc xạ, hình ảnh của sự vật không được hội tụ ngay trên võng mạc mà hội tụ phía sau võng mạc. Để nhìn rõ hơn, mắt viễn thị luôn phải điều tiết làm tăng lực khúc xạ để đưa hình ảnh của vật ra phía trước và nằm trên võng mạc.

Về phương diện quang học, viễn thị nghĩa là khi nhìn một vật ở xa, ảnh hiện ở đằng sau mắt chứ không hiện trên võng mạc.

 

  • Nguyên nhân bệnh viễn thị ở trẻ nhỏ?

 

Viễn thị ở trẻ nhỏ có hai loại:

  • Viễn thị khúc xạ: Do lực khúc xạ của giác mạc và thể thủy tinh thấp, trong khi chiều dài của trục nhãn cầu vẫn bình thường. Loại bệnh này thường chỉ gây viễn thị nhẹ.
  • Viễn thị trục: Do trục nhãn cầu quá ngắn trong khi lực khúc xạ của giác mạc và thể thủy tinh vẫn bình thường. Loại bệnh này thường gây ra viễn thị nặng ở trẻ nhỏ.

Nguyên nhân gây nên tật viễn thị ở trẻ  thường là do mắt quá nhỏ, trục trước sau của mắt quá ngắn, vì vậy, ảnh hiện ra sau võng mạc. Tuy nhiên, khi trẻ lớn lên, kích thước mắt phát triển thì độ viễn thị có thể giảm dần và khi ảnh hiện đúng lên trên võng mạc thì mắt không tăng trưởng nữa và trở lại bình thường.

Bình thường, trẻ em mới sinh luôn luôn bị viễn thị. Tuy nhiên, độ viễn thị của trẻ sẽ giảm dần khi trẻ ngày một lớn. Đến 2 - 3 tuổi, độ viễn khoảng 3 độ nhưng nếu ở tuổi này, mắt trẻ không hoặc ít phát triển thì trẻ sẽ bị viễn thị. Viễn thị thường gặp ở tuổi bắt đầu vào học cấp 1

 

  • Điều trị viễn thị ở trẻ nhỏ như thế nào?

 

Trẻ bị viễn thị cần được đo khúc xạ để xác định chính xác độ viễn thị. Hiện nay, đeo kính là phương pháp phổ biến nhất để điều trị tật viễn thị ở trẻ, kết hợp với cường độ luyện tập mắt phù hợp.

Bố mẹ có thể khuyến khích trẻ hoạt động ngoài trời nhiều hơn, luyện tập các thói quen liên quan đến thị giác như: vẽ tranh, đọc sách,...với cường độ phù hợp, tránh sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều.

Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN