Nhận biết trẻ bị tật cận thị và cách phòng ngừa

Nhận biết trẻ bị tật cận thị và cách phòng ngừa

 

  • Nguyên nhân gây cận thị ở trẻ
  • Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị cận thị như: 
  • Trẻ bị cận thị bẩm sinh
  • Trẻ thiếu ngủ hoặc ngủ ít
  • Trẻ sinh ra mà trọng lượng cơ thể quá nhẹ (trọng lượng cơ thể dưới 2,5kg) đến tuổi thiếu niên dễ bị cận thị. 
  • Trẻ sinh thiếu tháng (sinh thiếu từ 2 tuần trở lên) thường bị cận thị từ khi học vỡ lòng.
  • Trẻ xem tivi quá gần (khoảng cách từ mắt tới tivi nhỏ hơn 3m) hoặc quá lâu (nhiều hơn 2 giờ)
  • Tư thế học, xem sách, sử dụng thiết bị điện tử sai: cúi gằm mặt xuống bàn, tư thế ngồi không ngay ngắn, đọc sách trong điều kiện ánh sáng không đảm bảo

 

  • Nhận biết trẻ bị cận thị

Hầu hết trẻ em không thể tự nhận thức bản thân đang mắc tật khúc xạ cận thị nên việc nhận biết phụ thuộc hầu hết vào sự quan sát, tinh ý của bố mẹ đến các phản ứng bất thường của con trẻ như:

  • Thường xuyên nheo mắt
  • Chỉ đọc rõ chữ, nhìn rõ ở cự ly gần
  • Một số trẻ sẽ phản ánh với bố mẹ việc không nhìn rõ, nhìn mờ vật ở xa

 

  • Phòng ngừa cận thị cho trẻ

Nếu trẻ không bị cận thị bẩm sinh thì bạn hoàn toàn có thể ngăn chặn nó. 

  • Thăm khám định kỳ: trẻ nên được kiểm tra thị lực lúc 6 tháng, 3 tuổi và trước khi vào lớp một. Sau đó là định kỳ 6 tháng/1 lần để tầm soát tật khúc xạ và các bệnh lý mắt. Điều này đặc biệt cần thiết nếu trẻ có tiền sử gia đình bị cận thị.
  • Tăng cường hoạt động ngoài trời: các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những hoạt động ngoài trời có tác dụng phòng ngừa sự phát triển của cận thị. Vì vậy hãy khuyến khích trẻ dành thời gian chơi ngoài trời và giảm thời gian ngồi trước màn hình máy tính và tivi.
  • Điều chỉnh tư thế: tư thế ngồi học đủ ánh sáng, thời gian học phù hợp, hạn chế tối đa các thiết bị điện tử,... 
  • Bổ sung dinh dưỡng: phụ huynh cần cho trẻ ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin A, đồng thời quan tâm và phát hiện sớm các biểu hiện cận thị ở trẻ

Đối với trẻ đã cận thị, đeo kính là biện pháp an toàn nhất. Tuy nhiên, bậc phụ huynh cần lưu ý không cho trẻ sử dụng kính tiếp xúc hay còn gọi là kính áp tròng. Do loại kính này không thích hợp với trẻ và cũng có nguy cơ gây nhiễm trùng. Hiện nay, có các phương pháp phẫu thuật xoá cận nhưng phải đợi đến khi trẻ 18 tuổi, độ cận đã ổn định mới thực hiện được.

Bài viết được kiểm định nội dung chuyên môn bởi ThS.BS CKI Lê Nguyễn Huy Cường - Trưởng khoa Lasik Mắt Sài Gòn Ngô Gia Tự

Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN