Phân biệt triệu chứng bệnh giác mạc chóp với cận loạn thị

Phân biệt triệu chứng bệnh giác mạc chóp với cận loạn thị

 

  • GIÁC MẠC CHÓP là gì?

 

Ở tình trạng bình thường, mắt chúng ta có thể nhìn rõ là nhờ giác mạc trong suốt và cong đều đặn từ trung tâm ra ngoại vi. Tuy nhiên, đối với người có bệnh lý giác mạc hình chóp, phần trung tâm hoặc cạnh trung tâm phía dưới của giác mạc sẽ bị giãn phình ra và tiêu mỏng, gây ra hiện tượng suy giảm thị lực, nhìn mờ khiến người bệnh dễ lầm lẫn với biểu hiện của tật khúc xạ.

Giác mạc chóp thường bắt đầu xuất hiện ở độ tuổi từ 10 - 25 tuổi, tình trạng bệnh có thể tiến triển chậm trong 10 năm hoặc lâu hơn. Tuy nhiên, bệnh cần được phát hiện và điều trị sớm, nếu để bệnh tiến triển đến giai đoạn muộn hơn, có thể khiến giác mạc bị phù, mờ đục và để lại sẹo giác mạc, tệ hơn là gây mù vĩnh viễn.

 

  • NGUYÊN NHÂN gây giác mạc chóp?

 

Đến nay, nguyên nhân chính xác gây bệnh giác mạc chóp vẫn còn là ẩn số. Nhưng các chuyên gia tin rằng yếu tố di truyền, môi trường hoặc nội tiết tố có ảnh hưởng ít nhiều đến bệnh.

Các yếu tố di truyền gây giác mạc hình chóp:

  • Một số người có khiếm khuyết di truyền làm cho các sợi collagen nhất định trong giác mạc trở nên suy yếu. Khi sợi collagen suy yếu, nó không còn giữ được giác mạc trong suốt, không duy trì được cấu trúc mái vòm và giác mạc bắt đầu phình ra phía trước.
  • Theo nghiên cứu của các nhà khoa học những gia đình từng có người bị giác mạc hình chóp thì khả năng thế hệ sau cũng bị bệnh là rất cao.

Các yếu tố môi trường:

  • Người có cơ địa dị ứng dễ mắc các bệnh viêm kết mạc mùa xuân, viêm kết mạc dị ứng khiến ngứa mắt, bệnh nhân day dụi mắt nhiều và có thể gây tổn thương giác mạc, tạo cơ hội cho bệnh giác mạc hình chóp phát triển.
  • Sinh hoạt, môi trường: Tiếp xúc với tia cực tím quá nhiều, môi trường ô nhiễm khói bụi gây các bệnh dị ứng ở mắt là một trong những tác nhân gây giác mạc hình chóp.
  • Nội tiết tố: Do độ tuổi và thời điểm khởi phát của bệnh mà người ta cho rằng nội tiết tố có thể đóng vai trò lớn trong sự phát triển bệnh. Bệnh giác mạc hình chóp thường phát triển ở độ tuổi thanh thiếu niên (sau tuổi dậy thì). Bệnh cũng được ghi nhận có xuất hiện ở phụ nữ mang thai.

 

 

  • TRIỆU CHỨNG của giác mạc chóp?

 

  • Nhìn mờ hoặc thị lực thay đổi theo thời gian
  • Nhạy cảm với ánh sáng hoặc ánh đèn chói
  • Thường xuyên phải thay đổi kính đeo
  • Mắt đột ngột xuất hiện làn mây mờ hoặc suy giảm thị lực nghiêm trọng.

 

 

  • Giác mạc chóp gây ra BIẾN CHỨNG gì?

 

Bệnh giác mạc hình chóp là một bệnh lý rất nguy hiểm, tuy nhiên người mắc bệnh lại thường nhầm lẫn với việc mắt đang bị cận loại thị do giác mạc chóp ảnh hưởng lớn về các đặc tính khúc xạ của giác mạc.

Sau đây là những biến chứng của bệnh giác mạc chóp mà người bệnh cần lưu ý:

  • Thị lực yếu
  • Suy giảm thị lực đột ngột
  • Sẹo giác mạc
  • Mù loà

Bài viết được kiểm định nội dung chuyên môn bởi ThS.BS CKI Lê Nguyễn Huy Cường - Trưởng khoa Lasik Mắt Sài Gòn Ngô Gia Tự

Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN