Mắt bị cườm đá, cườm khô được đánh giá là tình trạng phổ biến nhất hiện nay ở người trung niên và cao tuổi. Vậy đây là bệnh lý gì về mắt? Có dấu hiệu cảnh báo nào? Nguy hiểm không? Phương pháp điều trị ra sao? Cần lưu ý những gì? Tất cả sẽ được làm sáng tỏ ngay bên dưới nhé.
01. Cườm đá cườm khô là gì?
Cườm đá, cườm khô thực chất là tên gọi dân gian của bệnh đục thủy tinh thể (cataract) ở mắt, một trong những nguyên nhân gây mù hàng đầu hiện nay.
Thủy tinh thể là thấu kính có hình quả oliu làm nhiệm vụ hội tụ ánh sáng của mắt, bình thường có dạng trong suốt nhưng có thể đục mờ dần, khiến tròng đen của mắt bị trắng đục, trắng bạc như hạt cườm và làm giảm dần thị lực.
02. Dấu hiệu bị cườm mắt khô, cườm mắt đá
Thấy mắt bị chói sáng, lóa sáng và hay mỏi hơn là những dấu hiệu đầu tiên cảnh báo cườm đá cườm khô. Khi bệnh tiến triển nặng dần, một số dấu hiệu trong bảng sau có thể xuất hiện làm giảm dần thị lực.
03. Nguyên nhân khiến mắt bị cườm đá cườm khô
Lão hóa mắt thúc đẩy phản ứng stress oxy hóa tạo ra nhiều gốc tự do chính là nguyên nhân khiến protein trong thủy tinh thể bị biến đổi, gây bệnh cườm đá cườm khô. Ngoài ra, một số yếu tố như di truyền, bệnh mạn tính (tăng huyết áp, tiểu đường, mỡ máu cao), chất phóng xạ, chất kích thích (thuốc lá, rượu bia), thuốc corticoid, thức khuya, bệnh mắt khác (viêm mắt, tăng nhãn áp, tật khúc xạ), chấn thương… cũng có thể khiến mắt bị cườm đá cườm khô sớm.
04. Mắt bị cườm đá cườm khô có nguy hiểm không?
Cứ 10 người bị mù thì có đến 7 người là do mắc bệnh cườm đá cườm khô, bởi vậy mới thấy, căn bệnh về mắt này nguy hiểm đến thế nào. Tuy nhiên, ngoài gây mù, khi bị cườm đá cườm khô, người bệnh còn phải đối mặt với một loạt bất tiện trong cuộc sống như khó làm việc, khó đi lại, khó đọc sách báo, xem tivi, khó hoạt động ngoài trời..., đồng thời dễ rơi vào trạng thái buồn bã và tăng nguy cơ trầm cảm.
05. Chữa cườm khô cườm đá như thế nào?
Hiện nay đã có một số phương pháp chữa cườm đá cườm khô như thay đổi lối sống, bổ sung vi chất, phẫu thuật. Điều quan trọng là người bệnh cần phát hiện sớm thì việc điều trị mới đạt kết quả tốt.
06. Mắt bị cườm đá cườm khô có phải mổ không?
Mổ thay thủy tinh thể trị cườm đá cườm khô chỉ nên thực hiện khi thị lực của người bệnh ở mức 1/10, 2/10. Với các trường hợp thị lực còn tốt, cườm còn nhẹ thì hoàn toàn có thể bổ sung vi chất qua đường uống để giúp mắt sáng khỏe lại mà không cần phẫu thuật.
07. Biến chứng sau mổ cườm mắt
Khi mổ cườm mắt, người bệnh sẽ phải đối mặt với một số biến chứng như đục bao sau, nhiễm trùng mắt, tăng nhãn áp, đục dịch kính, chảy máu, bong võng mạc…
Những biến chứng này có thể khiến mắt bị đau nhức, sưng đỏ, cộm rát, nhìn mờ, chảy nước mắt…, do vậy, người bệnh cần chú ý thực hiện đúng chỉ dẫn của bác sĩ và lên kế hoạch chăm sóc mắt tốt cả trước và sau mổ.
08. Mắt bị cườm đá cườm khô nên ăn gì?
Bạn nên bổ sung ngay những thực phẩm sau để ngăn cườm tiến triển và giúp mắt sáng khỏe hơn:
Rau củ quả đậm màu: cà chua, khoai lang, cà rốt, ớt chuông, bí ngô, rau cần tây, rau cải xoong, rau cải bắp, súp lơ xanh, đu đủ, bí xanh, nho, dâu tây, chuối…
Hải sản: cá hồi, cá ngừ, tôm, hàu, cua, ghẹ…
Quả hạch, hạt khô: quả óc chó, hạnh nhân, hạt lanh, hạt chia…
09. Cần kiêng gì khi mắt bị cườm đá cườm khô?
Một số thức ăn, đồ uống có thể khiến cườm mắt tiến triển nặng hơn và khó trị hơn nên người bệnh cần hạn chế, ví dụ như rượu bia, cà phê, thuốc lá, nước ngọt có ga, bánh kẹo, mỡ động vật, thực phẩm chế biến sẵn…
Mắt bị cườm đá cườm khô đúng là nguy hiểm nhưng nếu hiểu rõ tất cả những điều trên cũng như hiểu rõ được cơ thể mình, chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát được tiến triển của bệnh và gìn giữ được thị lực tốt. Nếu cần tư vấn thêm loại bệnh về mắt này, liên lạc ngay cho hệ thống Mắt Sài Gòn Ngô Gia Tự để được giải đáp nhé.